Những sai lầm khiến
bạn suốt đời hối tiếc
Đừng bao giờ chọn quay
lưng lại với những mơ nước, những điều bạn từng muốn làm nhưng không làm, để
rồi phải nói trong tiếc nuối “Giá như tôi đã…”. Dưới đây là 9 sự lựa chọn mà
một ngày nào đó bạn sẽ hối tiếc, nhất là khi bạn nhìn lại và nhận ra những
quyết định đó đã gây thiệt hại cho bạn nhiều đến thế nào.
1. Lựa chọn thà tiếc còn hơn bị phạt
Những từ tồi tệ nhất
mà bạn nói là “Giá như tôi đã…”.
Hãy nghĩ về tất cả những điều bạn từng muốn làm nhưng chưa bao giờ làm. Hãy nghĩ về điều mà bạn đã mơ ước làm từ 5-10 năm trước nhưng đã không làm - và hãy nghĩ xem hiện nay bạn ra sao với những gì hiện có. Hãy nghĩ về tất cả thời gian bạn đã lãng phí và không thể lấy lại được.
Hãy nghĩ về tất cả những điều bạn từng muốn làm nhưng chưa bao giờ làm. Hãy nghĩ về điều mà bạn đã mơ ước làm từ 5-10 năm trước nhưng đã không làm - và hãy nghĩ xem hiện nay bạn ra sao với những gì hiện có. Hãy nghĩ về tất cả thời gian bạn đã lãng phí và không thể lấy lại được.
Sau đó, từ hôm nay, hãy bắt đầu thúc ép bản thân làm những việc
bạn hy vọng sẽ làm, để 5 đến 10 năm sau nhìn lại bạn không phải hối tiếc nữa.
Chắc chắn, làm việc thì vất vả, khó khăn, mất công mất sức.
Nhưng nó sẽ ít vất vả hơn việc nghĩ lại những việc sẽ không bao giờ xảy ra.
2. Chọn không dũng cảm
Dũng cảm không có nghĩa là bạn không sợ - thực tế lại ngược lại.
Can đảm mà không có suy nghĩ hoặc mục đích thì chỉ có nghĩa là thiếu cẩn trọng.
Những người dũng cảm không phải là không sợ; chỉ là họ thấy những điều có ý
nghĩa với họ hơn cả nỗi sợ hãi.
Chẳng hạn bạn sợ mở công ty. Hãy tìm ra một lý do có ý nghĩa
hơn: tạo ra tương lai tốt đẹp hơn cho gia đình bạn, muốn có một sự khác biệt
thực sự, hay hy vọng có một cuộc sống đầy đủ và đáng giá hơn.
Khi bạn đã tìm ra được ý nghĩa lớn hơn, bạn cũng sẽ tìm thấy sự
can đảm. Hãy coi nỗi sợ hãi không phải là thứ khiến bạn chùn bước mà là thứ để
bạn vượt qua.
3. Chọn không nói “tôi sẽ”
Có lần, một vị sếp giao cho tôi một nhiệm vụ mà tôi nghĩ là bất
khả thi. Tôi đã nói rằng: "OK. Tôi sẽ thử".
Ông ấy đã nói rằng thử chẳng có ý nghĩa gì - chừng nào tôi không
bỏ cuộc, tôi sẽ hoàn thành nó. Thử có nghĩa là không thực sự làm. Sự kiên định
mới có ý nghĩa.
Chúng ta thường nói: "Tôi sẽ thử" vì nó cho chúng ta
lối thoát. Cái tôi của chúng ta không lộ diện. Cá tính của chúng tôi không lộ
diện. Rốt cuộc, chúng ta chỉ “đang thử” thôi.
Nhưng khi chúng ta nói: "Tôi sẽ" thì quan điểm của
chúng ta sẽ thay đổi. Khi điều bạn muốn làm thực sự quan trọng, đừng nói: “Tôi
sẽ thử”, hãy nói “Tôi sẽ” và sau đó tiếp tục giữ lời hứa đó với bản thân bạn.
4. Chọn không thử nhiều lần
Bạn có thể không bao giờ tạo ra một kế hoạch kinh doanh hoàn
hảo, tìm thấy những đối tác hoàn hảo hoặc một địa điểm hoàn hảo nhưng bạn có
thể tìm ra thời gian hoàn hảo để bắt đầu - vì thời gian đó là ngay bây giờ.
Sau khi bạn đã thử làm nhiều lần, cùng với thời gian, bạn sẽ
phát triển thêm nhiều kỹ năng, kinh nghiệm và các mối quan hệ hơn. Điều đó có
nghĩa là tỷ lệ thành công của bạn sẽ lớn hơn. Hãy làm nhiều và học từ mỗi trải
nghiệm, đến lúc nào đó bạn sẽ có tất cả các kỹ năng, kiến thức và mối quan hệ
mà bạn cần.
Sau cùng thì thành công là cuộc chơi của những con số, đó là
việc làm đi làm lại nhiều lần. Càng làm nhiều bạn càng có nhiều lần thành công.
Không có sự đảm bảo nào về thành công, nhưng khi bạn không làm
thì chắc chắn là bạn sẽ luôn thất bại.
5. Chọn không thay đổi
Sự quen thuộc tạo ra sự thoải mái. Nhưng sự thoải mái lại thường
là kẻ thù của sự tiến bộ.
Nếu bạn có một cơ hội lớn và điều duy nhất cản trở bạn là suy
nghĩ hành động, thì hãy hành động. Nếu bạn muốn gần gũi hơn với những người
nghĩ, cảm nhận và hành động giống bạn thì hãy tiến hành ngay.
Bạn sẽ nhanh chóng tìm thấy những nơi thú vị mới để tụ tập. Bạn
sẽ nhanh chóng xây dựng những thói quen mới. Bạn sẽ nhanh chóng kết thêm nhiều
bạn mới. Khi nỗi sợ hành động là điều duy nhất cản trở bạn, thì hãy hành động.
Bạn sẽ gặp gỡ những người mới, làm những việc thú vị mới và có được những quan
điểm thú vị mới trong cuộc sống.
6. Chọn không buông bỏ
Sự cay đắng, oán hận và ghen tị cũng giống như việc mình uống
thuốc độc nhưng lại mong người kia chết. Bạn mới là người duy nhất thua cuộc.
Cuộc sống quá ngắn ngủi để bạn oán hận tất cả những người làm
tổn thương bạn. Hãy buông bỏ những cảm xúc tiêu cực. Sau đó hãy dành năng lượng
của bạn để trân quý những người thương yêu bạn.
7. Chọn không nói bạn xin lỗi
Tất cả chúng ta đều mắc sai lầm, vì vậy chúng ta đều phải xin
lỗi vì những thứ như: ngôn từ, hành động, thiếu sót, không có mặt khi người
khác cần,…
Hãy gạt đi nỗi sợ hãi - hoặc sự tự tôn của mình và nói lời xin
lỗi. Bạn sẽ giúp người khác buông bỏ sự oán giận hoặc cay đắng của họ. Và sau
đó cả hai đều tạo ra được những khởi đầu mới mẻ nhất ngay lập tức thay vì mãi
sau này hoặc không bao giờ.
8. Chọn không đào sâu kế hoạch dự phòng của bạn
Các kế hoạch dự phòng có thể giúp bạn dễ ngủ hơn mỗi tối.
Các kế hoạch dự phòng cũng tạo ra lối thoát dễ dàng lúc khó
khăn.
Bạn sẽ làm việc vất vả và mất nhiều thời gian hơn nếu kế hoạch
ban đầu của bạn buộc phải thực hiện vì không có lựa chọn nào khác.
Sau đó, nếu điều tồi tệ xảy ra (mặc dù sự “tồi tệ nhất” không
bao giờ xấu như bạn nghĩ), hãy tin rằng bạn sẽ tìm ra cách để phục hồi. Chừng
nào bạn còn tiếp tục làm việc chăm chỉ và học từ những sai lầm, thì bạn sẽ luôn
có thể làm được như vậy.
9. Chọn không quá kiêu hãnh
Đừng quá kiêu hãnh đến nỗi không thừa nhận là bạn đã phạm một
sai lầm. Để có những giấc mơ lớn. Để trêu chọc bản thân. Để nhờ người khác giúp
đỡ. Để thất bại. Để kiểm điểm, vùi dập bản thân và tiếp tục bước.
Thay vào đó, hãy tự hào với thực tế là dù có điều gì xảy ra, bạn
sẽ luôn đứng lên và đi tiếp. Theo cách đó, bạn không bao giờ thua cuộc - và
những giấc mơ của bạn không bao giờ chết.
Sưu
tầm: Kim Chi (ideagifts for life)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét